Chào bán và chuyển nhượng cổ phần trong doanh nghiệp Việt nam.
Hoạt động chào bán và chuyển nhượng cổ phần trong doanh nghiệp được thực hiện bởi nhiều lý do khác nhau, ví dụ như:
i) Chuyển nhượng cổ phần mang tính nội bộ của cổ đông sáng lập, chuyển nhượng cổ phần mang tính nội bộ của cổ đông phổ thông;
ii) Phát hành thêm cổ phần nhằm tăng vốn điều lệ cho doanh nghiệp với quy mô nhỏ lẻ;
iii) Phát hành thêm cổ phần nhằm tăng vốn điều lệ cho doanh nghiệp với quy mô lớn (phát hành chứng khoán);
iv) Hoạt động chuyển nhượng liên quan đến khía cạnh của việc mua bán và sáp nhập doanh nghiệp;
Hoạt động này được điều chỉnh cơ bản bởi Luật doanh nghiệp về các điều kiện và trình tự thủ tục chào bán và chuyển nhượng. Đối với hoạt động chào bán quy mô lớn trên thị trường chứng khoán, hoạt động này còn chịu sự điều chỉnh của Luật chứng khoán về trình tự và thủ tục.
Một khía cạnh khác của hoạt động này, Luật đầu tư và các luật kinh doanh chuyên ngành cũng điều chỉnh đến một số doanh nghiệp hoạt động trong một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, bao gồm điều kiện kinh doanh và tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp.
Luật cạnh tranh cũng được đề cập đến trong các giao dịch này nếu các giao dịch có khả năng tạo nên sự độc quyền hoặc tập trung kinh tế.
Các bên tham gia hoạt động chào bán và chuyển nhượng cổ phần có lẽ cũng cần quan tâm đến các quy định về thuế, thanh toán, bảo hiểm và giao dịch phái sinh.
Ngoài nguồn luật nội địa của Việt nam, các hiệp định đa phương, hiệp định song phương và các tập quán quốc tế được thừa nhận cũng là cơ sở dẫn chiếu, xem xét khi tiến hành các hoạt động này.
Các luật sư của BFSC Law Firm sẽ cung cấp ý kiến pháp lý xác đáng và chi tiết khi cung cấp dịch vụ pháp lý.