Hồ sơ thực hiện các thủ tục liên quan đến nhãn hiệu.
Hồ sơ thực hiện các thủ tục liên quan đến nhãn hiệu
Trong bài viết này, BFSC hướng dẫn thành phần hồ sơ để thực hiện các thủ tục liên quan đến nhãn hiệu theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ và Nghị định 65/2023/NĐ-CP của Chính phủ. Chúng tôi nhấn mạnh rằng, nội dung bài viết chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin ở một khía cạnh hạn chế, không phải là ý kiến tư vấn toàn diện của BFSC đối với các thủ tục. Do đó, khi cần thực hiện một thủ tục tương ứng, Quý khách hàng cần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn đầy đủ và chi tiết.
Đơn đăng ký nhãn hiệu theo thể thức quốc gia (đơn Việt Nam) |
|
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu (đơn Việt Nam) |
A. Thành phần hồ sơ đăng ký nhãn hiệu:
(i) 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu; (ii) 05 mẫu nhãn; (iii) Chứng từ nộp phí. B. Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu: 1. Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm: |
Sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu (đơn Việt Nam) |
Điều 16 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về việc sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu như sau: 1. Trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định từ chối chấp nhận đơn, quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể: 2. Việc sửa đổi, bổ sung đơn được thực hiện như sau: Tài liệu sửa đổi, bổ sung đơn phải đáp ứng quy định về các tài liệu đó tại Phụ lục I của Nghị định này. e) Đối với trường hợp sửa đổi tên, địa chỉ, mã nước của người nộp đơn, tên, quốc tịch của tác giả, người nộp đơn phải nộp tài liệu xác nhận (bản gốc hoặc bản sao có chứng thực) hoặc tài liệu pháp lý (bản sao có chứng thực) chứng minh việc thay đổi (quyết định đổi tên, địa chỉ; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ghi nhận việc thay đổi tên, địa chỉ v.v…). Đối với trường hợp sửa đổi đại diện sở hữu công nghiệp, người nộp đơn phải nộp tuyên bố thay đổi đại diện sở hữu công nghiệp. 3. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp xử lý yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn như sau: |
Tách đơn, rút đơn đăng ký nhãn hiệu (đơn Việt Nam) |
Điều 17 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về thủ tục tách đơn, rút đơn đăng ký như sau:
1. Việc tách đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thực hiện như sau: |
Ghi nhận thay đổi người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu do chuyển nhượng hoặc do thừa kế, kế thừa (đơn Việt Nam) |
Điều 18 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về thủ tục ghi nhận thay đổi người nộp đơn đăng ký như sau:
1. Trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định từ chối chấp nhận đơn, quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận việc thay đổi người nộp đơn trên cơ sở chuyển nhượng, thừa kế, kế thừa hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. 2. Việc ghi nhận thay đổi người nộp đơn do chuyển nhượng đơn được thực hiện như sau: 3. Việc ghi nhận thay đổi người nộp đơn do thừa kế, kế thừa hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền được thực hiện theo yêu cầu trên cơ sở thừa kế, kế thừa tài sản khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách pháp nhân, liên doanh, liên kết, thành lập pháp nhân mới của cùng chủ sở hữu, chuyển đổi hình thức kinh doanh hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc của cơ quan có thẩm quyền khác. Thủ tục yêu cầu ghi nhận thay đổi người nộp đơn trong các trường hợp này được thực hiện như thủ tục sửa đổi, bổ sung đơn theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này. |
Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế có nguồn gốc Việt Nam (đơn Madrid có nguồn gốc Việt Nam) |
|
Hồ sơ đăng ký đơn Madrid có nguồn gốc Việt Nam |
Khoản 3 Điều 25 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký đơn Madrid có nguồn gốc Việt Nam bao gồm các tài liệu sau đây: a) Tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam theo Mẫu số 01 bằng tiếng Việt tại Phụ lục II của Nghị định này; b) 02 tờ khai MM2 theo mẫu của Văn phòng quốc tế bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp; c) 02 mẫu nhãn hiệu đúng như nhãn hiệu trong đơn đăng ký đã được nộp tại Việt Nam (đơn cơ sở) hoặc giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (đăng ký cơ sở); d) 02 tờ khai MM18 bằng tiếng Anh (nếu đơn có chỉ định Hoa Kỳ); đ) Văn bản ủy quyền bằng tiếng Việt (trường hợp đơn được nộp thông qua đại diện); e) Chứng từ nộp phí thực hiện thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam; g) Các tài liệu khác có liên quan (nếu cần). |
Hồ sơ sửa đổi đơn Madrid có nguồn gốc Việt Nam (trong trường hợp lựa chọn sửa đổi đơn Madrid tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam) |
Khoản 3 Điều 26 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định:
Các yêu cầu thực hiện sau khi Đơn Madrid có nguồn gốc Việt Nam được cấp số đăng ký quốc tế như chỉ định sau (mở rộng lãnh thổ bảo hộ), sửa đổi tên, địa chỉ chủ sở hữu đăng ký quốc tế, giới hạn danh mục hàng hóa, dịch vụ, gia hạn hiệu lực đăng ký quốc tế, chỉ định đại diện, thay đổi đại diện, ghi nhận chuyển nhượng đăng ký quốc tế v.v… có thể thực hiện trực tiếp với Văn phòng quốc tế hoặc thông qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp. Trường hợp nộp thông qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp, người nộp đơn cần nộp các tài liệu sau đây: a) Tờ khai yêu cầu theo Mẫu số 02 bằng tiếng Việt tại Phụ lục II của Nghị định này; b) 02 tờ khai tương ứng theo mẫu của Văn phòng quốc tế; c) Văn bản ủy quyền bằng tiếng Việt (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện); d) Chứng từ nộp phí thẩm định sửa đổi, chuyển nhượng, gia hạn, mở rộng lãnh thổ, giới hạn danh mục hàng hóa, dịch vụ, chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu đăng ký quốc tế có nguồn gốc Việt Nam v.v…; đ) Các tài liệu khác có liên quan (nếu cần). |
Chuyển đổi đăng ký quốc tế nhãn hiệu thành đơn nộp theo thể thức quốc gia |
Điều 28.1 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định việc chuyển đổi đăng ký quốc tế nhãn hiệu thành đơn nộp theo thể thức quốc gia như sau: Trường hợp đăng ký quốc tế nhãn hiệu tại Việt Nam của chủ sở hữu nhãn hiệu là cá nhân, tổ chức thuộc thành viên của Nghị định thư Madrid bị mất hiệu lực theo quy định tại Điều 6 của Nghị định thư Madrid, người đó có quyền nộp đơn chuyển đổi cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp để đăng ký bảo hộ cho chính nhãn hiệu đó đối với một phần hoặc toàn bộ hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ đã được ghi nhận trong đăng ký quốc tế nhãn hiệu nhưng bị mất hiệu lực theo quy định tại Điều 9 của Nghị định thư Madrid. Đơn đăng ký nhãn hiệu chuyển đổi được chấp nhận hợp lệ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: |
Hồ sơ thực hiện các thủ tục liên quan đến văn bằng bảo hộ là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu |
|
Hồ sơ sửa đổi văn bằng bảo hộ là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu |
Điều 29 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về việc sửa đổi văn bằng bảo hộ như sau: 1. Chủ văn bằng bảo hộ có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận các thay đổi thông tin trên văn bằng bảo hộ trong các trường hợp sau đây: 2. Chủ văn bằng bảo hộ, có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận thay đổi về tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp của chủ văn bằng bảo hộ trong sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp. 3. Chủ văn bằng bảo hộ có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thu hẹp phạm vi bảo hộ theo quy định tại khoản 3 Điều 97 của Luật Sở hữu trí tuệ trong các trường hợp sau đây: 4. Tuỳ theo nội dung cần sửa đổi quy định tại các khoản 1,2 và 3 của Điều này, hồ sơ yêu cầu sửa đổi bao gồm 01 bộ tài liệu sau đây: |
Hồ sơ đề nghị cấp phó bản văn bẳng bảo hộ là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu |
Điều 29.7 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về việc cấp phó bản văn bằng bào hộ như sau:
7. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp cấp phó bản văn bằng bảo hộ và cấp lại văn bằng bảo hộ/phó bản văn bằng bảo hộ trong các trường hợp sau đây: |
Gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu |
Điều 31 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về việc gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu 1. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm đối với toàn bộ hoặc một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ. 2. Hồ sơ yêu cầu gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bao gồm các tài liệu sau đây: a) Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực làm theo Mẫu số 07 tại Phụ lục II của Nghị định này; b) Bản gốc Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp dưới dạng giấy và có yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào văn bằng bảo hộ); c) Văn bản ủy quyền (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện); d) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp). Trong một hồ sơ có thể yêu cầu gia hạn hiệu lực cho một hoặc nhiều văn bằng bảo hộ nếu có cùng loại đối tượng và cùng chủ sở hữu. 3. Hồ sơ yêu cầu gia hạn và phí thẩm định yêu cầu gia hạn, lệ phí gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, phí sử dụng văn bằng bảo hộ, phí đăng bạ và phí công bố quyết định gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ phải được chủ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp trong vòng 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực. Yêu cầu gia hạn có thể nộp sau thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực và chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí cho mỗi tháng bị muộn theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí. |
Hồ sơ đề nghị chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu |
Điều 32.2(b) Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định đơn yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ gồm 01 bộ tài liệu sau đây: (1) Tờ khai yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ theo Mẫu số 08 tại Phụ lục II của Nghị định này; (2) Chứng cứ (nếu có); (3) Văn bản ủy quyền (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện); (4) Bản giải trình lý do yêu cầu (nêu rõ số văn bằng, lý do, căn cứ pháp luật, nội dung đề nghị chấm dứt, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ) và các tài liệu liên quan; (5) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp) |
Chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu |
|
Hồ sơ đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu |
Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp gồm 01 bộ tài liệu sau đây: a) Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, làm theo Mẫu số 01 tại Phụ lục IV của Nghị định này; b) 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai; c) Bản gốc văn bằng bảo hộ trong trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp dưới dạng giấy; d) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung; đ) Văn bản ủy quyền (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện); e) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp); g) Đối với hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu nêu trên, cần có thêm các tài liệu sau đây: g1) Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận của Bên nhận chuyển nhượng theo quy định tại Điều 105 của Luật Sở hữu trí tuệ; g2) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn của bên nhận chuyển nhượng đối với nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 87 của Luật Sở hữu trí tuệ. |
Hồ sơ đăng ký chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu |
Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải gồm các tài liệu sau đây: a) Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, làm theo Mẫu số 02 tại Phụ lục IV của Nghị định này; b) 02 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; nếu hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai; c) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung; d) Văn bản ủy quyền (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện); đ) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp). |
DANH MỤC MẪU TỜ KHAI THỰC HIỆN CÁC THỦ TỤC LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU
(Kèm theo Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ)
Phụ lục 1
Mẫu số 08 | Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (đơn Việt Nam |
Phụ lục 2
Phụ lục IV