Hồ sơ thực hiện các thủ tục pháp lý về quyền đối với giống cây trồng.
Hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ, chuyển nhượng, chuyển giao quyền đối với giống cây trồng.
BFSC hướng dẫn thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ, chuyển nhượng, chuyển giao quyền đối với giống cây trồng.
Thủ tục pháp lý liên quan đến đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng |
|
Đăng ký bảo hộ giống cây trồng |
Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng gồm các tài liệu:
|
Sửa đổi, bổ sung Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng |
1. Trước khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo từ chối cấp Bằng hoặc quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng, tổ chức, cá nhân được sửa đổi, bổ sung Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng trong các trường hợp sau:
|
Thủ tục pháp lý liên quan đến Bằng bảo hộ giống cây trồng |
|
Sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng |
Hồ sơ yêu cầu sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng gồm: a) Tờ khai yêu cầu sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 11 ban hành kèm theo Nghị định này. b) Bản sao có chứng thực Tài liệu pháp lý chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng hoặc sai sót liên quan đến tên, địa chỉ của chủ sở hữu Bằng bảo hộ. c) Bản chính Bằng bảo hộ giống cây trồng (trừ trường hợp Bằng bị mất). (Điều 12 Nghị định 79/2023/NĐ-CP) |
Hồ sơ đề nghị đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng. |
Trường hợp tổ chức, cá nhân có đề nghị đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng, hồ sơ đề nghị bao gồm: (Khoản 1 Điều 13 Nghị định 79/2023/NĐ-CP) |
Phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng |
Chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng được khắc phục lý do bị đình chỉ theo quy định tại khoản 5 Điều 170 Luật Sở hữu trí tuệ và sau khi khắc phục, Chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng nộp hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hồ sơ gồm: (Khoản 2 Điều 13 Nghị định 79/2023/NĐ-CP) |
Hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng |
Tổ chức, cá nhân có ý kiến phản đối về một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 171 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 68 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 nộp hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để yêu cầu hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng. Hồ sơ gồm có: (i) Đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 14 ban hành kèm theo Nghị định này; (ii) Chứng cứ chứng minh lý do yêu cầu hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng. (Khoản 3 Điều 13 Nghị định 79/2023/NĐ-CP) |
Hồ sơ đề nghị cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng giống cây trồng được bảo hộ là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước |
Tổ chức, cá nhân khác được phép đề nghị khai thác, sử dụng giống cây trồng là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, nộp hồ sơ đề nghị cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Hồ sơ gồm: (Điều 18 Nghị định 79/2023/NĐ-CP) |
Chuyển nhượng, chuyển giao quyền đối với giống cây trồng |
|
Hồ sơ đăng ký chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ |
Sau khi giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật, hồ sơ đề nghị đăng ký chuyển nhượng được nộp tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hồ sơ gồm: a) Tờ khai đăng ký chuyển nhượng theo quy định tại Mẫu số 18 ban hành kèm theo Nghị định này; b) Bản sao có chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu giống cây trồng. Nội dung hợp đồng phải bằng tiếng Việt hoặc phải được dịch ra tiếng Việt, từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc dấu giáp lai; c) Bản chính Bằng bảo hộ giống cây trồng được chuyển nhượng; d) Bản chính văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu giống cây trồng trường hợp giống cây trồng thuộc sở hữu chung. (Điều 19 Nghị định 79/2023/NĐ-CP) |
Hồ sơ đề nghị chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng |
Hồ sơ gồm: a) Đơn yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 19 ban hành kèm theo Nghị định này, trong đó phải nêu rõ phạm vi và thời hạn nhận chuyển giao bắt buộc; b) Bản chính Báo cáo năng lực tài chính quy định tại Mẫu số 20 ban hành kèm theo Nghị định này; c) Bản sao có chứng thực Tài liệu chứng minh yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng là có căn cứ xác đáng theo quy định của pháp luật trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 21 Nghị định này; d) Văn bản ủy quyền trường hợp nộp hồ sơ thông qua tổ chức dịch vụ đại diện quyền. Nội dung của văn bản ủy quyền gồm: bên ủy quyền, bên được ủy quyền, phạm vi và khối lượng công việc được ủy quyền, thời hạn ủy quyền. (Điều 23 Nghị định 79/2023/NĐ-CP) |
Hồ sơ yêu cầu sửa đổi, đình chỉ hiệu lực, hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng. |
a) Đơn đề nghị sửa đổi, đình chỉ hiệu lực, hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 21 ban hành kèm theo Nghị định này; (Điều 24 Nghị định 79/2023/NĐ-CP) |
DANH SÁCH MẪU TÀI LIỆU SỬ DỤNG TRONG CÁC THỦ TỤC LIÊN QUAN ĐẾN ĐĂNG KÝ, BẢO HỘ, SỬ DỤNG, CHUYỂN NHƯỢNG, CHUYỂN GIAO QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG
(Kèm theo Nghị định số 79/2023/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2023 của Chính phủ)