Hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng
Hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng
Định nghĩa hợp đồng xây dựng
Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Đây là định nghĩa được ghi nhận tại Điều 138 Luật xây dựng số 50/2014/QH13, các Luật sửa đổi, bổ sung và được tái khẳng định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.
Phân loại hợp đồng xây dựng
Các phân loại hợp đồng xây dựng được đề cập đến tại Điều 140 Luật xây dựng được sửa đổi bổ sung năm 2020 và quy định tại Điều 3 Nghị định 37/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 50/2021/NĐ-CP thì hợp đồng xây dựng gồm có các loại sau:
Phân loại hợp đồng xây dựng theo tính chất, nội dung công việc:
- Hợp đồng tư vấn xây dựng;
- Hợp đồng thi xông xây dựng công trình / hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng công trình;
- Hợp đồng mua sắm vật tư, thiết bị / hợp đồng tổng thầu mua sắm vật tư, thiết bị;
- Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình (hợp đồng EC) / hợp đồng tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình;
- Hợp đồng thiết kế và mua sắm vật tư thiết bị (hợp đồng EP) / hợp đồng tổng thầu thiết kế và mua sắm vật tư thiết bị;
- Hợp đồng mua sắm vật tư thiết bị và thi công xây dựng công trình (hợp đồng PC) / hợp đồng tổng thầu mua sắm vật tư thiết bị và thi công xây dựng công trình;
- Hợp đồng thiết kế – mua sắm vật tư thiết bị – thi công xây dựng công trình (hợp đồng EPC) / hợp đồng tổng thầu thiết kế – mua sắm vật tư thiết bị – thi công xây dựng công trình;
- Hợp đồng chìa khóa trao tay;
- Hợp đồng cung cấp nhân lực, máy và thiết bị thi công;
- Hợp đồng xây dựng đơn giản, quy mô nhỏ.
- Hợp đồng khác ( ví dụ như hợp đồng thầu phụ chẳng hạn).
Phân loại hợp đồng xây dựng theo hình thức giá hợp đồng:
- Hợp đồng trọn gói;
- Hợp đồng theo đơn giá cố định;
- Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh;
- Hợp đồng theo thời gian;
- Hợp đồng theo chi phí cộng phí;
Thực tiễn hoạt động xây dựng cũng sẽ phát sinh các hợp đồng khác mặc dù có liên quan đến chủ đầu tư, nhà thầu chính, nhà thầu phụ trong hoạt động xây dựng nhưng không hoàn toàn được điều chỉnh theo quy định của Luật xây dựng và cũng không phù hợp với tiêu chí phân loại nào của Luật xây dựng, có thể kể đến là hợp đồng liên danh (thỏa thuận liên danh) hoặc hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng cung cấp dịch vụ…
Nội dung cơ bản của hợp đồng xây dựng
Khoản 1 Điều 141 Luật xây dựng quy định hợp đồng xây dựng gồm các nội dung sau đây:
- Căn cứ pháp lý áp dụng;
- Ngôn ngữ áp dụng;
- Nội dung và khối lượng công việc;
- Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;
- Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;
- Gia hạn hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;
- Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng thực hiện hợp đồng;
- Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;
- Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;
- Rủi ro và bất khả kháng;
- Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;
- Các nội dung khác.
Khoản 2 Điều 141 Luật xây dựng cũng quy định đối với hợp đồng tổng thầu xây dựng thì ngoài các nội dung được quy định nêu trên, hợp đồng tổng thầu xây dựng phải quy định bổ sung về nội dung và trách nhiệm quản lý của tổng thầu xây dựng.
Mẫu hợp đồng xây dựng
Thời điểm hiện tại, mẫu hợp đồng xây dựng được Bộ xây dựng ban hành để tham khảo bao gồm:
- mẫu hợp đồng tư vấn xây dựng công bố kèm theo Thông tư 08/2016/TT-BXD;
- mẫu hợp đồng thi công xây dựng công bố kèm theo tại Thông tư 09/2016/TT-BXD;
- mẫu hợp đồng thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình công bố kèm theo Thông tư 30/2016/TT-BXD;