Các quy định pháp luật về điều kiện tiến hành giao dịch sáp nhập và mua lại
Giao dịch sáp nhập và mua lại (M&A) có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi kết quả của giao dịch này thường sẽ là quyền kiểm soát của Bên Mua đối với doanh nghiệp, tài sản, dự án hoặc hoạt động kinh doanh của Bên Bán.
Một giao dịch sáp nhập và mua lại ngoài quan hệ giữa Bên Mua và Bên Bán thì còn có thể liên quan đến Cơ quan quản lý Nhà nước (với tư cách là bên cấp phép, thẩm định hoặc cho phép đối tượng giao dịch hoặc là chủ sở hữu) và Bên Thứ Ba (cổ đông, thành viên công ty, đối tác kinh doanh theo hợp đồng hoặc Bên nhận bảo đảm bằng đối tượng giao dịch, bên cung cấp độc quyền hoặc bên tiêu thụ độc quyền, người lao động …).
Bên Mua, với khả năng tiếp cận thông tin hạn chế về đối tượng cần thâu tóm và thông tin về Bên Bán nên cần có sự thẩm định, đánh giá kỹ lưỡng về đối tượng giao dịch, Bên Bán và các Bên Thứ Ba.
Bên Bán, với khả năng tiếp cận thông tin hạn chế về khả năng thanh toán của Bên Mua cũng cần có sự đảm bảo về khả năng thanh toán của Bên Mua trong các tình huống giao dịch.
Về cơ bản, các bên tham gia giao dịch sáp nhập và mua lại cần xem xét một cách đầy đủ, chi tiết về đối tượng giao dịch và đối tác giao dịch, Bên Thứ Ba để dự liệu được các tình huống có thể phát sinh giữa các Bên với nhau; các vấn đề cần được phê duyệt nội bộ bởi mỗi Bên; các vấn đề cần nhận được sự chấp thuận của Bên Thứ Ba hoặc phải đảm bảo sự tham gia của Bên thứ ba sau khi giao dịch hoàn tất; các thủ tục hành chính – pháp lý cần phải thực hiện đối với tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Bài viết này đề cập đến một khía cạnh của giao dịch sáp nhập và mua lại: Các điều kiện đối với giao dịch sáp nhập và mua lại theo các quy định pháp luật hiện hành. Chi tiết bài viết xin xem tại đây